• Trang chủ /
  • Tin tức
  • / Vật lý Y khoa là ngành gì? Ưu điểm chương trình liên thông cao đẳng lên đại học ngành Vật lý Y khoa – NTTU

Vật lý Y khoa là ngành gì? Ưu điểm chương trình liên thông cao đẳng lên đại học ngành Vật lý Y khoa – NTTU

Hiểu Vật lý Y khoa là ngành gì sẽ giúp người học định hướng được nghề nghiệp tương lai. Qua đó, các bạn có thể ra quyết định dễ dàng hơn khi muốn theo học ngành khoa học ứng dụng này.

Nội dung bên dưới sẽ giải thích rõ Vật lý Y khoa là ngành gì, công việc sau khi ra trường của cử nhân Vật lý Y khoa (VLYK). Đồng thời, bài viết cũng đề cập chương trình liên thông cao đẳng lên đại học ngành VLYK tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU). Đây là chương trình giúp người học thực hiện giấc mơ đại học trong thời gian chỉ 2,5 năm. Cùng tìm hiểu ngay các bạn nhé!

Vật lý Y khoa là ngành gì? Vai trò của ngành trong lĩnh vực y học

Vật lý Y khoa là ngành khoa học ứng dụng, cung cấp những kiến thức về tính chất, đặc trưng tương tác của bức xạ với vật chất; về phản ứng của mô sinh học với bức xạ, về nguyên lý hoạt động của các thiết bị khám chữa bệnh, đặc biệt là các thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư

Vật lý Y khoa là ngành gì? Đây là ngành học ứng dụng kiến thức vật lý vào y học
Vật lý Y khoa là ngành gì? Đây là ngành học ứng dụng kiến thức vật lý vào y học

Nhà Vật lý Y khoa là một thành viên trong ekip y tế, là người am hiểu các quy tắc, nguyên lý đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và dân chúng, đồng thời đảm bảo việc sử dụng thiết bị chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

Theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, vật lý y khoa là nguồn nhân lực không thể thiếu tại các khoa Chẩn đoán hình ảnh, xạ trị và y học hạt nhân ở các bệnh viện, với vai trò đảm bảo an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và dân chúng; đảm bảo chất lượng cho thiết bị chẩn đoán và điều trị sử dụng bức xạ; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh; đánh giá liều bức xạ cho bệnh nhân; tham vấn cho bác sỹ trong việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị có sử dụng bức xạ một cách phù hợp…

Học Vật lý Y khoa ra trường làm gì, mức lương ra sao?

Sau khi đã hiểu Vật lý Y khoa là ngành gì, thông tin tiếp theo được nhiều bạn đọc thắc mắc chính là cơ hội việc làm và mức lương sau khi ra trường. Vật lý Y khoa là ngành gì

Dù non trẻ, nhưng có thể nói Vật lý Y khoa là một ngành vô cùng tiềm năng và có triển vọng phát triển tại Việt Nam. Trong Nghị định 142/2020/NĐ-CP đã nêu rõ, nguồn nhân lực Vật lý Y khoa là một trong những điều kiện tiên quyết để cấp phép cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ.

Trong khi đó, theo thống kê của Hội Vật lý Y khoa Việt Nam vào năm 2018, cả nước chỉ có khoảng 150 người đang làm công việc của vật lý y khoa tại các bệnh viện và cơ sở y tế.

Phần lớn trong số họ, tốt nghiệp từ các ngành nghề khác nhau và không được đào tạo bài bản về vật lý y khoa. Do đó, nhu cầu nhân lực vật lý y khoa trong tương lai là rất lớn, đặc biệt là khi các quy định của nhà nước về điều kiện tiến hành công việc bức xạ được thông qua. 

Sau khi tốt nghiệp, nhà Vật lý Y khoa có cơ hội làm việc tại:  

  • Các khoa Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, và Xạ trị của các bệnh viện, phòng khám, công việc cụ thể:
    • Kiểm tra, đảm bảo chất lượng (QA/QC) thiết bị ghi hình và điều trị.
    • Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới
    • Đánh giá liều bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị
    • Đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và dân chúng. 
    • Lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư.
  • Các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng
  • Công ty kinh doanh thiết bị y tế, cụ thể:
  • Trung tâm kiểm định thiết bị y tế
  • Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, quản lý trang thiết bị y tế.
Sinh viên VLYK - NTTU thực hành tại phòng máy
Sinh viên VLYK – NTTU thực hành tại phòng máy

Chương trình liên thông cao đẳng lên đại học ngành Vật lý Y khoa – NTTU

NTTU là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cho phép đào tạo cử nhân ngành VLYK hệ đại học chính quy. Năm 2018, trường tuyển sinh khóa đầu tiên và đến nay nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và các thí sinh. Vật lý Y khoa là ngành gì

Sinh viên ngành VLYK - NTTU có cơ hội thực tập tại bệnh viện Chợ Rẫy
Sinh viên ngành VLYK – NTTU có cơ hội thực tập tại bệnh viện Chợ Rẫy

Bên cạnh phương thức tuyển sinh đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT, ngành VLYK – NTTU còn có chương trình liên thông cao đẳng lên đại học. 

  • Điều kiện: đối tượng đã tốt nghiệp cao đẳng sư phạm vật lý, cao đẳng kỹ thuật y học, cao đẳng điện tử y sinh,…
  • Thời gian đào tạo: trong 2.5 năm
  • Văn bằng: Cử nhân Vật lý Y khoa
  • Hệ đào tạo: Đại học chính quy
  • Phương thức tuyển sinh: Ngành xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung học tập toàn khóa bậc Cao đẳng của thí sinh. Thí sinh sẽ được hưởng điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng theo quy định (nếu có).
    • Kết quả học tập toàn khóa của thí sinh cần đạt từ 2.0 trở lên (theo thang điểm 4);
    • Hoặc đạt từ 5.0 trở lên (tính theo thang điểm 10). 

Người học được lợi gì khi học liên thông cao đẳng lên đại học ngành Vật lý Y khoa – NTTU?

Khi học liên thông cao đẳng lên đại học ngành Vật lý Y khoa – NTTU, sinh viên sẽ nhận được nhiều lợi ích thiết thực:

  • Được tiếp cận với chương trình đào tạo và trang thiết bị chuẩn quốc tế;
  • Có cơ hội thực tập tại bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy;
  • Thời gian học linh hoạt, giúp sinh viên có thể học tập thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí;
  • Giúp hoàn thiện chuyên sâu hơn kiến thức bản thân, nắm được các kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho nghề nghiệp sau này;
  • Có được tấm bằng Đại Học đầy giá trị, nâng cao cơ hội việc làm, thăng tiến trong sự nghiệp.

Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu Vật lý Y khoa là ngành gì, thu được những thông tin giá trị về ngành học hữu ích này. Sở hữu lợi thế về kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức, cũng như kinh nghiệm làm việc thực tế, cử nhân VLYK – NTTU chắc chắn sẽ có cơ hội việc làm tốt với mức lương vô cùng hấp dẫn. Vật lý Y khoa là ngành gì

Call Now