Vật lý Y khoa là nguồn nhân lực không thể thiếu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Họ là cầu nối giữa vật lý và y học, giữa Bác sĩ và công nghệ. kỹ sư Vật lý Y khoa
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các thiết bị chẩn đoán và điều trị cũng ngày càng hiện đại và tối tân. Tuy nhiên, việc sử dụng các thiết bị sao cho hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đặc biệt là các thiết bị sử dụng bức xạ ion hóa, là một vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh và sức khỏe của cộng đồng.
1. Vật lý Y khoa là ai, có vai trò thế nào trong ngành y tế?
Theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, vật lý y khoa là nguồn nhân lực không thể thiếu tại các khoa Chẩn đoán hình ảnh, xạ trị và y học hạt nhân ở các bệnh viện, với vai trò đảm bảo an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và công chúng; đảm bảo chất lượng cho thiết bị chẩn đoán và điều trị sử dụng bức xạ; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh;Đánh giá liều bức xạ cho bệnh nhân; Tham vấn cho bác sỹ trong việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị có sử dụng bức xạ một cách phù hợp… kỹ sư Vật lý Y khoa
Trong khi đó, nguồn nhân lực Vật lý Y khoa hiện còn khá khan hiếm với nhu cầu ngày một tăng cao. Nguyên nhân chính đến từ sự gia tăng ứng dụng kiến thức và thành tựu của vật lý hiện đại vào y học; sự chú trọng hơn đối với công tác đảm bảo an toàn bức xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh,… kỹ sư Vật lý Y khoa
2. Việt Nam đang khan hiếm nguồn nhân lực Vật lý Y khoa?
Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, tính đến năm 2019, cả nước có đến 4357 cơ sở sử dụng thiết bị X quang trong y tế với hơn 9300 thiết bị X quang; 18 cơ sở xạ trị sử dụng nguồn phóng xạ; 33 cơ sở sử dụng máy gia tốc để xạ trị với tổng số lượng là 61 máy; và 42 cơ sở y học hạt nhân.
Với số lượng thiết bị như trên, ước tính cả nước cần đến gần 3000 vật lý y khoa để đảm bảo cho hiệu quả và chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, theo thống kê của Hội Vật lý Y khoa Việt Nam năm 2018, cả nước chỉ có hơn 150 cán bộ đang làm công việc của Vật lý Y khoa tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Trong số đó, chỉ có một số ít người được đào tạo bài bản về vật lý y khoa, các cán bộ còn lại tốt nghiệp từ các ngành kỹ thuật khác như vật lý, vật lý hạt nhân, công nghệ thông tin…
Theo kinh nghiệm quốc tế và của Việt Nam, việc thiếu hụt nguồn nhân lực vật lý y khoa cả về số lượng lẫn chất lượng đã dẫn đến một số bất cập trong hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh mà trong đó, phải kể đến là vấn đề an toàn bức xạ cho bệnh nhân, đặc biệt những nguy cơ tiềm ẩn từ chiếu chụp X quang chẩn đoán đối với phụ nữ và trẻ em, những người phải trải qua các thủ tục tái chụp CT và can thiệp nhiều lần. kỹ sư Vật lý Y khoa
Tại Việt Nam, trước năm 2017, chưa có chương trình đào tạo nào cho ngành Vật lý Y khoa. Chỉ một số trường đào tạo khối ngành Vật lý Kỹ thuật có một vài chuyên đề định hướng ứng dụng bức xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh như trường Đại học Bách khoa, trường Đại học Khoa học tự nhiên.
3. Điều kiện tiên quyết để các hoạt động liên quan bức xạ được cấp phép
Trong Nghị định 142/2020/NĐ-CP đã nêu rõ, nguồn nhân lực Vật lý Y khoa là một trong những điều kiện tiên quyết để cấp phép cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ.
Có thể nói, dù non trẻ nhưng Vật lý Y khoa là một ngành vô cùng tiềm năng và có triển vọng phát triển tại Việt Nam, mở ra cơ hội nghề nghiệp tốt cho người học chọn ngành khoa học ứng dụng này.
4. Học ngành Vật lý Y khoa ra làm gì, mức lương ra sao?
Vật lý Y khoa không chỉ làm việc ở các bệnh viện mà còn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng; công ty kinh doanh thiết bị y tế; trung tâm kiểm định thiết bị y tế; cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, quản lý trang thiết bị y tế.
Với sự khan hiếm nguồn nhân sự Vật lý Y khoa, hứa hẹn rằng cơ hội việc làm của người theo học ngành Vật lý Y khoa sẽ rất triển vọng với mức lương hấp dẫn.
5. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành tiên phong trong đào tạo ngành Vật lý Y khoa
Tháng 8/2017, theo Quyết định số 3167/QĐ-BGDĐT, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU), TP Hồ Chí Minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thí điểm ngành Vật lý Y khoa trình độ đại học hệ chính quy.
Có thể khẳng định, NTTU là đơn vị tiên phong trong cả nước được phép đào tạo ngành Vật lý Y khoa trình độ đại học hệ chính quy với chương trình chuẩn quốc tế, được cố vấn bởi cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA. kỹ sư Vật lý Y khoa
Bên cạnh đó, NTTU tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trung tâm thực hành tạo sự đột phá cho hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý Y khoa.
Hiện tại, trường có phòng thực hành với các trang thiết bị hiện đại bậc nhất tại Việt Nam:
- Các thiết bị kiểm tra chất lượng, đảm bảo chất lượng (QA/QC) cho thiết bị Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân và Xạ trị.
- Hệ thiết bị đo liều quang phát quang OSL
- Hệ thiết bị lập kế hoạch xạ trị
- Các thiết bị kiểm tra an toàn bức xạ
- Hệ máy tính trạm phục vụ thực hành và nghiên cứu về lập trình và mô phỏng
Ở thời điểm hiện tại, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đang tuyển sinh ngành Vật lý Y khoa với mã ngành 7520403. Các bạn thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển thông qua 4 phương thức theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục.
Xem chi tiết các phương thức xét tuyển ngành Vật lý Y khoa – NTTU TẠI ĐÂY.
Vật lý Y khoa tuy còn mới mẻ nhưng hứa hẹn sẽ là một trong những ngành nghề có nhu cầu cấp thiết trong tương lai, thu hút được sự chú ý của đông đảo bạn trẻ. Lĩnh vực y tế hiện đang khát nguồn lực cán bộ, kỹ sư Vật lý Y khoa. Nhanh tay xét tuyển ngành Vật lý Y khoa – NTTU để trở thành một Nhà Vật lý Y khoa trong tương lai, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng các bạn nhé! kỹ sư Vật lý Y khoa