• Trang chủ /
  • Tin tức
  • / Vai trò của ngành Vật lý Y khoa là gì trong công cuộc phục vụ sức khỏe cộng đồng?

Vai trò của ngành Vật lý Y khoa là gì trong công cuộc phục vụ sức khỏe cộng đồng?

Vật lý Y khoa là gì? Đây là chuyên ngành ứng dụng những nguyên tắc và kỹ thuật Vật lý vào chẩn đoán và điều trị, nhằm phục vụ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Vật lý Y khoa là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng kiến thức vật lý vào chẩn đoán, điều trị bệnh
Vật lý Y khoa là gì? – Đây là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng kiến thức vật lý vào chẩn đoán, điều trị bệnh

Ngành Vật lý Y khoa Nguyễn Tất Thành hướng đến đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng tốt cho nhu cầu về khám, chữa bệnh. Những bạn có đam mê cùng ý định tìm hiểu về công việc cũng như vai trò Vật lý Y khoa, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!

Vật lý Y khoa là gì? 

Vật lý Y khoa là ngành khoa học ứng dụng, cung cấp những kiến thức về tính chất, đặc trưng tương tác của bức xạ với vật chất; về phản ứng của mô sinh học với bức xạ, về nguyên lý hoạt động của các thiết bị khám chữa bệnh, đặc biệt là các thiết bị chẩn đoán và điều trị ung thư. 

Nhà Vật lý Y khoa là một thành viên trong ekip y tế, là người am hiểu các quy tắc, nguyên lý đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và dân chúng, đồng thời đảm bảo việc sử dụng thiết bị chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vậy Vật lý Y khoa là gì?

Vật lý Y khoa có liên quan đến ba lĩnh vực chính:

  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Y học hạt nhân
  • Xạ trị

Trên thế giới, Vật lý Y khoa đã và đang dần khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Các nhà Vật lý Y khoa là thành viên của ekip làm việc, cùng với bác sĩ, kỹ thuật viên, và các nhân viên y tế khác, đảm bảo cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Vật lý Y khoa là gì?

Tại Việt Nam, ngành Vật lý Y khoa còn khá mới mẻ với phần đông người dân. Dù non trẻ, nhưng có thể nói Vật lý Y khoa là một ngành vô cùng tiềm năng và có triển vọng phát triển tại Việt Nam. Trong Nghị định 142/2020/NĐ-CP đã nêu rõ, nguồn nhân lực Vật lý Y khoa là một trong những điều kiện tiên quyết để cấp phép cho các cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ.

Trong khi đó, theo thống kê của Hội Vật lý Y khoa Việt Nam vào năm 2018, cả nước chỉ có khoảng 150 người đang làm công việc của vật lý y khoa tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Phần lớn trong số họ, tốt nghiệp từ các ngành nghề khác nhau và không được đào tạo bài bản về vật lý y khoa. Do đó, nhu cầu nhân lực vật lý y khoa trong tương lai là rất lớn, đặc biệt là khi các quy định của nhà nước về điều kiện tiến hành công việc bức xạ được thông qua. 

Trên thế giới, Vật lý Y khoa đã trở thành một ngành nghề với rất phổ biến
Trên thế giới, Vật lý Y khoa đã trở thành một ngành nghề với rất phổ biến

Vai trò của ngành Vật lý Y khoa là gì?

Theo khuyến nghị của các tổ chức quốc tế, vật lý y khoa là nguồn nhân lực không thể thiêú tại các khoa Chẩn đoán hình ảnh, xạ trị và y học hạt nhân ở các bệnh viện, với vai trò đảm bảo an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và dân chúng; đảm bảo chất lượng cho thiết bị chẩn đoán và điều trị sử dụng bức xạ; nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh; đánh giá liều bức xạ cho bệnh nhân; tham vấn cho bác sỹ trong việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị có sử dụng bức xạ một cách phù hợp,… Vậy Vậy vai trò Vật lý Y khoa là gì?

Những kiến thức cần có của cử nhân ngành Vật lý Y khoa là gì?

Cử nhân, sinh viên khi theo học ngành Vật lý Y khoa tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ được trang bị kiến thức về:

  • Khối kiến thức đại cương về toán, lý, hóa sinh, giải phẫu sinh lý…
  • Khối kiến thức cơ sở ngành về Vật lý bức xạ, an toàn bức xạ, sinh học bức xạ, phương pháp ghi đo bức xạ và liều lượng học…
  • Khối kiến thức chuyên ngành về Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân và Xạ trị

Ngoài ra, với chương trình đào tạo Vật lý Y khoa, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình…

Cử nhân Vật lý Y khoa phải nắm vững nhiều kiến thức chuyên môn để áp dụng vào công việc
Cử nhân Vật lý Y khoa phải nắm vững nhiều kiến thức chuyên môn để áp dụng vào công việc

Cơ hội việc làm nào cho người học Vật lý y khoa?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Vật lý Y khoa có cơ hội làm việc tại:  

  • Các khoa Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, và Xạ trị của các bệnh viện, phòng khám, công việc cụ thể:
    • Kiểm tra, đảm bảo chất lượng (QA/QC) thiết bị ghi hình và điều trị.
    • Nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị mới
    • Đánh giá liều bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị
    • Đảm bảo an toàn bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và dân chúng. 
    • Lập kế hoạch điều trị cho bệnh nhân ung thư.
  • Các Viện nghiên cứu, các trường Đại học, Cao đẳng
  • Công ty kinh doanh thiết bị y tế, cụ thể:
  • Trung tâm kiểm định thiết bị y tế
  • Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, quản lý trang thiết bị y tế.

Nguyễn Tất Thành là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo chính quy ngành Vật lý Y khoa theo Quyết định số 3167/QĐ-BGDĐT. Chương trình đào tạo VLYK của NTT được các chuyên gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá là phù hợp với khung chương trình đào tạo chuẩn quốc tế TCS-56 của IAEA về đào tạo Vật lý Y khoa.

Đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản tại các trường đại học uy tín trên thế giới, giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các Viện nghiên cứu, Bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam. Cơ sở phục vụ dạy học tiên tiến, với phòng thí nghiệm chuyên ngành được hỗ trợ từ Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn Vật lý Y khoa là gì, cũng như vai trò của ngành, cơ hội việc làm sau khi ra trường. Với những bạn có đam mê về ngành Vật lý, muốn làm việc trong lĩnh vực y tế, hãy thử tham khảo chuyên ngành Vật lý Y khoa của trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhé!

Call Now