• Trang chủ /
  • Tin tức
  • / Cơ hội việc làm và mức lương của sinh viên tốt nghiệp Ngành Vật lý Y khoa như thế nào?

Cơ hội việc làm và mức lương của sinh viên tốt nghiệp Ngành Vật lý Y khoa như thế nào?

Nhiều bạn trẻ đang có nguyện vọng theo học chuyên ngành Vật lý Y khoa nhưng chưa nắm rõ về ngành học này, cũng như công việc và mức lương sau khi ra trường như thế nào. 

Cơ hội việc làm và mức lương của sinh viên tốt nghiệp Ngành Vật lý Y khoa
Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Vật lý Y Khoa đang gia tăng

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành Vật lý Y khoa với chuyên môn cao, chất lượng tốt đang ngày càng tăng. Điều này mở ra cơ hội rộng mở cho các Nhà Vật lý Y khoa tìm kiếm việc làm đúng đam mê với mức thu nhập tốt. Chủ đề hôm nay sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc về ngành học, cơ hội việc làm, hay cử nhân ngành Vật lý Y khoa lương bao nhiêu,…

1. Ngành Vật lý Y khoa là gì?

Vật lý Y khoa là ngành học đang nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ có đam mê với khoa học ứng dụng, nhất là các kỹ thuật của vật lý và mong muốn làm việc trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Tìm hiểu về định nghĩa ngành Vật lý Y khoa

Vật lý y khoa là một ngành khoa học ứng dụng. Khi theo học ngành này, các bạn sinh viên sẽ được học và ứng dụng các kiến thức vật lý, gồm các nguyên lý kỹ thuật, các quy luật và hiện tượng vật lý vào sinh học và y học. Qua đó, Nhà Vật lý Y khoa có thể phục vụ, làm việc trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

Ngành Vật lý y khoa sẽ liên quan đến hai lĩnh vực:

  • Sử dụng bức xạ an toàn trong y tế.
  • Hiệu quả lâm sàng của quy trình và thiết bị trong các lĩnh vực xạ trị, hình ảnh chẩn đoán và X quang can thiệp, y học hạt nhân.

Vai trò và trách nhiệm

Giữa ngành Vật lý y khoa và Bác sĩ y khoa có mối liên hệ mật thiết, không thể tách rời. Các bác sĩ y khoa sẽ có nhiệm vụ khám và điều trị bệnh. Trong khi đó, Nhà Vật lý Y khoa sẽ đảm nhiệm các vai trò quan trọng khác như:

  • Đảm bảo an toàn và bảo vệ chống bức xạ cho bệnh nhân, nhân viên và công chúng.
  • Thiết kế, lắp đặt, thiết lập các đặc trưng kỹ thuật, nghiệm thu, vận hành thử và bảo trì thiết bị.
  • Đo liều lượng bức xạ cho bệnh nhân.
  • Quản lý chất lượng đối với các khía cạnh  vật lý và kỹ thuật.
  • Tối ưu hóa các khía cạnh với các khía cạnh vật lý trong các thủ tục y tế
  • Hợp tác với các chuyên gia lâm sàng với tư cách là thành viên chính trong ekip làm việc.

2. Chương trình đào tạo Vật lý Y khoa và phân loại ngành nghề

Sinh viên ngành Vật lý Y khoa - ĐH NTT sẽ được đào tạo 4 năm với hình thức đào tạo Đại học chính quy
Sinh viên ngành Vật lý Y khoa – ĐH NTT sẽ được đào tạo 4 năm với hình thức đào tạo Đại học chính quy

Ngành Vật lý y khoa được quy định trong nhóm ngành 2111 Vật lý và thiên văn học gồm các ngành: thiên văn học, vật lý, vật lý hạt nhân, Vật lý y khoa.

Vật lý y khoa là một phần không thể tách rời lực lượng nhân viên y tế thuộc nhóm 22 (gồm các bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, điều dưỡng,…). 

Chương trình đào tạo cử nhân Vật lý Y khoa (Medical Physics) tại Trường ĐH NTT được xây dựng trên nền tảng của chương trình đào tạo Vật lý y khoa TCS 56 của cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế IAEA. Chương trình này được IAEA cố vấn và tài trợ trong khuôn khổ của dự án VIE 6030.

Trình độ đào tạo ngành Vật lý Y khoa – Đại học Nguyễn Tất Thành là Đại học, loại hình chính quy. Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức về những môn khoa học cơ bản (vật lý, toán học, hóa học, sinh học) và ứng dụng của chúng trong y tế trong thời gian 4 năm. Sau khi tốt nghiệp, Nhà Vật lý Y khoa sẽ  có đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng phục vụ công việc thực tiễn, phát triển bản thân.

3. Học Vật lý Y khoa ra trường làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Vật lý Y khoa ra làm gì? Nhà Vật lý Y khoa có thể làm việc trong nhiều tổ chức như các bệnh viện, cơ quan quản lý nhà nước, viện nghiên cứu,… với mức lương đầy hứa hẹn, ổn định.

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Vật lý Y khoa rất rộng mở
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Vật lý Y khoa rất rộng mở
  • Nhà Vật lý Y khoa có thể làm việc tại các bệnh viện:
    • Lập kế hoạch xạ trị, nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.
    • Tư vấn, thực hiện các công tác về đảm bảo an toàn bức xạ.
    • Đánh giá liều cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
    • Thực hiện đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng.
  • Vị trí công việc tại các cơ quan quản lý nhà nước: 

Nhà Vật lý Y khoa có thể đảm nhận những công việc tại các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, bảo vệ môi trường.

  • Tại các viện nghiên cứu liên quan tới thiết bị y tế, bảo vệ chống bức xạ, vật lý sức khỏe, liều lượng học: 

Nhà Vật lý Y khoa có thể đảm nhận những công việc của các nhà nghiên cứu làm việc tại các viện nghiên cứu liên quan tới phát triển các ứng dụng bức xạ trong sinh học và y tế, bảo vệ chống bức xạ, vật lý sức khỏe.

  • Nhà Vật lý Y khoa có thể đảm nhận những công việc tại các công ty cung ứng thiết bị y tế, cung cấp các dịch vụ đảm bảo chất lượng, kiểm định thiết bị y tế. 

4. Ngành Vật lý Y khoa lương bao nhiêu?

Theo thống kê của Bộ Y tế, hàng năm ở Việt Nam có khoảng gần 30 triệu lượt người làm xét nghiệm X-quang. Trong đó có khoảng từ 2 – 3 triệu người chụp CT và MRI. So với năm 2010, số lượng chụp CT trong năm 2018 tăng lên hơn gấp 3 lần. 

Đồng thời, xu thế trẻ em chụp CT cũng gia tăng trong thời gian qua. Ước tính tại Việt Nam có tổng cộng 182.563 ca mắc ung thư và cứ 100.000 người thì có 159 người được chẩn đoán bị ung thư. Năm 2020, Việt Nam xếp thứ 91/185 về tỷ suất mắc mới.

Những con số này càng khẳng định tầm quan trọng của ngành học, của Nhà Vật lý Y khoa trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, đảm bảo an toàn cho đội ngũ bác sĩ, bệnh nhân và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 

Tuy ngành Vật lý Y khoa còn non trẻ tại Việt Nam, nhưng nó được đánh giá nằm trong TOP những ngành mà sinh viên sau khi ra trường sẽ có mức thu nhập ổn định và đầy hứa hẹn. Mức thu nhập sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố như nơi làm việc, trình độ chuyên môn, năng lực, cấp bậc tương ứng trong công việc,… 

 

Nếu các thí sinh có nguyện vọng đăng ký học ngành Vật lý Y khoa – Đại Học Nguyễn Tất Thành, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900 2039 để được hướng dẫn cụ thể.

Hoặc quý phụ huynh và thí sinh có thể liên hệ theo thông tin bên dưới để tìm hiểu, được tư vấn rõ hơn về ngành Vật lý Y khoa 

VẬT LÝ Y KHOA – TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH

 

>>> Xem thêm: Cơ hội việc làm và mức lương của sinh viên tốt nghiệp Ngành Vật lý Y khoa như thế nào?

>>> Xem thêm: Vật lý y khoa là gì? – Tổng quan về ngành học không thể thiếu trong lĩnh vực y học, phục vụ sức khỏe cộng đồng

Call Now