Vật lý Y khoa đang dần trở thành ngành học xu hướng với triển vọng nghề nghiệp tốt. Xem ngay các trường đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam được gợi ý trong bài viết. Qua đó, bạn có thể tham khảo và lựa chọn ngôi trường yêu thích cho bản thân.
Dù ở bất kỳ thời đại nào thì việc chăm sóc sức khỏe toàn dân luôn là một trong những vấn đề hàng đầu. Chính vì thế, các ngành học đào tạo nhân lực cho lĩnh vực y tế cũng nhận được sự quan tâm lớn, trong đó có ngành Vật lý Y khoa.
Trước khi xem danh sách các trường các trường đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam, mời quý độc giả điểm qua thông tin tổng quan về ngành học này.
1. Giới thiệu tổng quan ngành Vật lý Y khoa
Không cần cầm dao kéo, không dùng ống nghe vẫn giúp cứu chữa bệnh nhân, vẫn phục vụ trong lĩnh vực y tế, đảm bảo an toàn bức xạ, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đó là công việc của những nhà Vật lý Y khoa, những nhân sự cực kỳ quan trọng góp phần cho sự phát triển của nền y học.
Vật lý Y khoa (VLYK) là một ngành khoa học ứng dụng những kiến thức vật lý, nguyên lý hoạt động của các thiết bị, những đặc trưng tương tác của bức xạ với vật chất vào khám chữa bệnh.
Trong ấn phẩm ISCO 08 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được xuất bản năm 2012 đã chính thức công nhận Vật lý Y khoa là một nghề nghiệp. Nhưng hiện các trường đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam chưa nhiều dù nhu cầu nhân lực VLYK đang tăng dần.
Sinh viên Vật lý Y khoa sau khi tốt nghiệp tại các trường đào tạo Vật lý Y khoa, bạn có thể làm việc tại các khoa Chẩn đoán hình ảnh, xạ trị, y học hạt nhân của các bệnh viện và cơ sở y tế. Công việc cụ thể của các Nhà Vật lý Y khoa như:
- Đảm bảo vấn đề an toàn bức xạ cho các bệnh nhân, nhân viên, cộng đồng;
- Kiểm tra, đảm bảo chất lượng các thiết bị điều trị và ghi hình sử dụng bức xạ ion hóa;
- Đánh giá liều bệnh nhân trong chẩn đoán và điều trị;
- Lập kế hoạch xạ trị cho bệnh nhân ung thư;
- Nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật chẩn đoán, điều trị mới,…
==>>Xem thêm: Cơ hội việc làm và mức lương của sinh viên tốt nghiệp Ngành Vật lý Y khoa như thế nào?
2. Các trường đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam
- Ngành Vật lý Y khoa của trường ĐH Nguyễn Tất Thành (NTTU):
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là trường đại học đầu tiên trong cả nước được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo ngành VLYK trình độ đại học hệ chính quy. Sinh viên theo học ngành VLYK tại NTTU được đào tạo với chương trình chuẩn quốc tế, có cơ hội thực tập tại bệnh viện Chợ Rẫy.
- Ngành Vật lý Y khoa Đại học Bách khoa Hà Nội (HUST):
HUST lọt top 1000 trường đại học tốt nhất thế giới. Trường có đào tạo ngành VLYK với chương trình đào tạo mang tầm quốc tế. Trường giữ mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp lớn, hỗ trợ sinh viên kể từ năm thứ ba sẽ có cơ hội thực tập tại các doanh nghiệp.
3. Chương trình đào tạo ngành Vật lý Y khoa tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chương trình cử nhân VLYK của NTTU đạt chuẩn quốc tế, sử dụng giáo án riêng của trường được xây dựng theo chuẩn của cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA). Chương trình đào tạo VLYK của NTTU được xây dựng trên nền tảng của khung chương trình đào tạo Vật lý Y khoa TCS 56 của IAEA. Chương trình được IAEA cố vấn và tài trợ trong khuôn khổ của dự án hợp tác kỹ thuật về phát triển chương trình giáo dục và đào tạo VLYK tại Việt Nam VIE 6030.
Chương trình cử nhân VLYK của trường Đại học Nguyễn Tất Thành kéo dài trong 4 năm, với 150 tín chỉ.
Khi học ngành VLYK tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ được thực hành tại các phòng thí nghiệm khang trang, trang thiết bị hiện đại. Các phòng thí nghiệm chuyên đề VLYK được xây dựng theo chuẩn của IAEA.
Đặc biệt, sinh viên có cơ hội thực tập tại các bệnh viện lớn có hợp tác chiến lược với NTTU như bệnh viện Chợ Rẫy.
Sinh viên sẽ được hướng dẫn, đào tạo bởi các chuyên gia, giảng viên có trình độ chuyên môn VLYK cao, tốt nghiệp từ các trường đại học có chương trình VLYK đạt chuẩn được công nhận trên thế giới. Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các viện nghiên cứu, cơ quan nhà nước, bệnh viện hàng đầu trong cả nước.
Sinh viên sau khi ra trường đảm bảo có đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc tại các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường cao đẳng, đại học. Bên cạnh đó, nhà Vật lý Y khoa còn có thể làm việc tại các công ty kinh doanh thiết bị y tế, Cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, quản lý trang thiết bị y tế, Trung tâm kiểm định thiết bị y tế,…
4. Phương thức tuyển sinh ngành Vật lý Y khoa tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Trong các trường đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam, NTTU là trường Đại học được phép đào tạo ngành này đầu tiên. Thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành VLYK tại NTTU với nhiều phương thức khác nhau:
Phương thức 1: Dùng kết quả thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn.
- Tổ hợp 1: Lý, Hóa, Toán
- Tổ hợp 2: Lý, Toán, Anh
- Tổ hợp 3: Lý, Toán, Sinh
- Tổ hợp 4: Hóa, Toán, Sinh
Phương thức 2: Dùng kết quả học bạ với một trong các điều kiện sau:
- Tổng điểm trung bình 5 Học kỳ (HK): Lớp 10 (2 HK), lớp 11 (2 HK) và lớp 12 (HK 1) đạt từ 30 trở lên.
- Tổng điểm trung bình của lớp 10, 11 và 12 (mỗi lớp lấy 1 HK có điểm cao nhất) đạt từ 18 trở lên.
- Điểm Trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh đạt từ 6.0 trở lên.
- Điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12 của thí sinh đạt từ 18 trở lên.
Phương thức 3: Dùng kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực Đại học Quốc gia
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng, ưu tiên
Các thí sinh đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thi tay nghề Asean và quốc tế sẽ được ưu tiên, xét tuyển thẳng.
Thí sinh người nước ngoài theo diện cử tuyển hoặc đủ điều kiện học tập cũng được ưu tiên xét tuyển.
Trong số các trường đào tạo Vật lý Y khoa tại Việt Nam, trường Đại học Nguyễn Tất Thành là đơn vị đầu tiên nhận được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc đào tạo ngành học này. Các bạn thí sinh có thể liên hệ Tổng đài 1900 2039 để biết thêm thông tin chi tiết về ngành học, được hướng dẫn nộp hồ sơ nhanh chóng.