Ngành Vật lý Y sinh trực thuộc khoa Y trường Đại học Nguyễn Tất Thành (NTTU) là ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành Vật lý Y khoa và Kỹ thuật Y sinh. Bên cạnh đó, ngành Vật lý Y sinh NTTU có vai trò quan trọng trong nhiệm vụ đào tạo môn Vật lý Đại cương cho toàn trường.
1. Tổng quan về ngành Vật lý Y sinh
Ngành Vật lý Y Sinh Vật lý là ngành khoa học ứng dụng tập trung vào việc áp dụng các khái niệm và phương pháp trong Vật lý và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề trong Sinh học và Y học
2. Ngành Vật lý Y sinh – Đại học Nguyễn Tất Thành
Ngành Vật lý Y sinh – NTTU được thành lập vào năm 2019 theo quyết định số 636/QĐ-NTT của Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
Ngành Vật lý Y sinh – NTTU gồm hai chuyên ngành Vật lý Y khoa và Kỹ thuật Y sinh và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong y tế và công nghiệp. Đồng thời, ngành VLYS chịu trách nhiệm đào tạo môn Vật lý Đại cương cho toàn trường.
Ngành Vật lý Y Sinh – NTTU có 9 bộ môn: Trong đó có 4 bộ môn thuộc ngành Vật lý Y khoa, 4 bộ môn ngành Kỹ thuật Y Sinh và bộ môn vật lý cơ bản
Ngành Vật lý Y sinh Đại học Nguyễn Tất Thành có 3 phòng thí nghiệm thực hành chuyên đề:
- Phòng thí nghiệm Vật lý đại cương;
- Phòng thí nghiệm Kỹ thuật y sinh;
- Phòng thí nghiệm Vật lý y khoa.
3. Hai chuyên ngành của Vật lý Y sinh là gì?
Ngày 31 tháng 8 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ký Quyết định số 3168 và 3167 cho phép Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đào tạo Đại học hệ chính quy ngành Kỹ thuật Y sinh và Vật lý Y khoa.
Ngành Vật lý Y sinh có 24 cán bộ chịu trách nhiệm đào tạo sinh viên, nghiên cứu khoa học,… Trong đó, ngành Kỹ thuật Y sinh có 9 giảng viên, ngành Vật lý Y khoa có 11 giảng viên. Toàn ngành có 5 tiến sĩ (3 cơ hữu và 2 thỉnh giảng), riêng ngành Vật lý Y khoa có 4 tiến sĩ và 4 thạc sĩ Vật lý Y khoa tốt nghiệp từ một số quốc gia trên thế giới theo chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, khi theo học ngành Kỹ thuật Y sinh và Vật lý Y khoa tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, sinh viên sẽ được tham gia thực tập, thực hành tại bệnh viên và các công ty. Trường NTTU đã ký hợp tác chiến lược với bệnh viện Chợ Rẫy và một số bệnh viện khác như Bệnh viện Nhi đồng TP. HCM, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện 175,…
3.1. Ngành Kỹ thuật Y sinh – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Kỹ thuật Y sinh là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng các ý tưởng về thiết kế công nghệ và các nguyên lý cơ bản trong kỹ thuật nhằm đưa ra giải pháp phụ vụ nghiên cứu sinh học, y học.
Đồng thời, ngành học cũng đưa giải pháp cho các mục đích chăm sóc sức khỏe khác như công tác chế tạo, vận hành, sử dụng, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống thiết bị, máy móc trong ngành y tế.
Chương trình đào tạo
Thời gian đào tạo Kỹ thuật Y sinh – NTTU là 4 năm, sau khi ra trường sẽ nhận bằng Kỹ sư Kỹ thuật Y sinh. Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật Y sinh – NTTU sẽ được trang bị kỹ năng, kiến thức về thiết bị chẩn đoán, xử lý hình ảnh, tin sinh học, cơ sinh học, sinh lý học với kỹ thuật sinh học,…
Bên cạnh đó, sinh viên cũng được phát triển những kỹ năng chuyên môn như sản xuất, phát triển những bộ phận giả tương thích sinh học, thiết bị chẩn đoán x-quang ( máy chụp x-quang thường quy, CT và DSA…) và thiết bị chẩn đoán trongy học hạt nhân (PET, SPECT…), các thiết bị xạ trị và các kỹ thuật thăm dò chức năng (điện não đồ, điện tâm đồ,…)
Cơ hội việc làm của Kỹ sư Kỹ thuật Y sinh
Sinh viên Kỹ thuật Y sinh NTTU sau khi ra trường sẽ có cơ hội nghề nghiệp rộng mở với nhiều vị trí công việc như:
a) Đảm nhiệm vị trí chuyên viên kỹ thuật đảm bảo về thiết bị y tế ở các bệnh viện.
b) Nghiên cứu về kỹ thuật y sinh trong các bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà trường,…
c) Tư vấn về trang thiết bị y tế, trở thành nhân viên phân phối trang thiết bị y tế cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan,…
d) Tham gia đào tạo, giảng dạy ở các trường học;
3.2. Ngành Vật lý Y khoa – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Vật lý Y khoa là ngành khoa học ứng dụng, áp dụng các kiến thức, nguyên tắc kỹ thuật, quy luật và hiện tượng vật lý vào sinh học, y học để phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Kể từ năm 2008, ngành vật lý y khoa đã được đưa vào như một nghề trong khối chăm sóc sức theo Phân loại nghề nghiệp tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Chương trình cử nhân Vật lý Y khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo thí điểm theo quyết định số 3167/QĐ-BGDĐT ký ngày 31 tháng 8 năm 2017, đây là chương trình Vật lý Y khoa đầu tiên trên cả nước được phép đào tạo.
Nói cách khác, trường Đại học Nguyễn Tất Thành là trường đại học đầu tiên trong cả nước được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo thí điểm ngành Vật lý Y khoa trình độ đại học hệ chính quy.
Đội ngũ giảng viên ngành Vật lý Y khoa Nguyễn Tất thành được đào tạo phù hợp với chuẩn quốc tế. Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã mời các giảng viên có kinh nghiệm và được đào tạo chính quy có bằng vật lý y khoa.
Đồng thời, trường cũng xây dựng đội ngũ giảng viên của riêng mình bằng cách gửi đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài theo chuyên ngành Vật lý y khoa trong khuôn khổ hợp tác khoa công nghệ với IAEA- dự án VIE 6030 và bằng nguồn kinh phí của trường NTTU.
Chương trình đào tạo ngành Vật lý Y khoa – NTTU
Sinh viên theo học ngành Vật lý Y khoa – NTTU sẽ được học tập và cùng tham gia nghiên cứu với các thầy cô giáo đều là các chuyên gia đến từ các trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước như: Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Trung tâm Hạt nhân TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Quân y 175.
Thời gian đào tạo ngành Vật lý Y khoa – NTTU là 4 năm với chương trình đào tạo xây dựng theo mô hình chuẩn quốc tế. Sau khi ra trường sinh viên sẽ có bằng cử nhân Vật lý Y khoa.
Ngoài kiến thức chuyên sâu về vật lý y khoa trong chẩn đoán X-quang, Y học hạt nhân và xạ trị, sinh viên theo học ngành Vật lý Y khoa sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về bức xạ và an toàn bức xạ trước khi tiếp xúc với bức xạ.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng sẽ được hướng dẫn ăn bởi những chuyên gia giàu kinh nghiệm, thực hành thực tế tại bệnh viện.
Cơ hội nghề nghiệp của cử nhân Vật lý Y khoa
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Vật lý Y khoa có đầy đủ kiến thức thức và kỹ năng làm việc trong các khoa chẩn đoán X quang, y học hạt nhân và xạ trị. Các Nhà Vật lý Y khoa còn là các chuyên gia về an toàn bức xạ với nhiệm vụ chính là tư vấn về các vấn đề liên quan tới bảo vệ bức xạ cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và cho chính mình.
Cử nhân Vật lý Y khoa, hay Nhà Vật lý Y khoa có thể đảm nhận tốt nhiều vị trí chuyên môn tại các bệnh viện, các công ty về thiết bị y tế, các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ, các trung tâm kiểm tra chất lượng thiết bị y tế,… với các công việc chính như sau:
a) Áp dụng các nguyên tắc, kỹ thuật và quy trình vật lý để phát triển hoặc cải tiến ứng dụng trong y tế, và các ứng dụng thực tiễn khác
b) Đảm bảo an toàn và phân phối liều bức xạ hiệu quả cho bệnh nhân để đạt được kết quả chẩn đoán hoặc điều trị theo chỉ định của bác sỹ;
c) Đảm bảo đo lường và mô tả chính xác các đại lượng vật lý được sử dụng trong các ứng dụng y tế;
d) Thử nghiệm, vận hành và đánh giá chất lượng thiết bị được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh, điều trị y khoa và đo liều;
e) Tham vấn và tư vấn với các bác sĩ và các chuyên gia chăm sóc sức khoẻ khác trong việc tối ưu hóa sự cân bằng giữa tác động có lợi và có hại của bức xạ;
f) Xây dựng, thực hiện, duy trì các tiêu chuẩn, quy trình đo đạc các hiện tượng, các đại lượng vật lý được áp dung trong các lĩnh vực công nghệ hạt nhân, y tế.
4. Nét đặc biệt của ngành Vật lý Y Sinh – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Khi theo học ngành Vật lý Y sinh của trường NTTU, sinh viên có cơ hội nhận được 2 bằng đại học trong thời gian 5 năm, đó là bằng Kỹ sư Kỹ thuật Y Sinh và bằng Cử nhân Vật lý Y khoa. Đây là hai ngành rất quan trọng trong ngành y.
Kỹ thuật Y sinh thiên về kỹ thuật liên quan tới thiết bị y tế; Vật lý Y khoa thiên về lâm sàng và đảm bảo an toàn trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Do vậy, với cơ hội này, sinh viên ngành Vật lý y sinh sẽ có nhiều khả năng nhận được các vị trí việc làm ở bệnh viện và các cơ quan khác nhau.
5. Các phương thức xét tuyển ngành Vật lý Y sinh – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Phương thức xét tuyển 1: Xét kết quả Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia
Thí sinh sẽ được nộp hồ sơ xét điểm cộng 03 môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đại học tối thiểu dựa trên quy định từ Bộ GD&ĐT.
Tổ hợp xét tuyển gồm:
- Tổ hợp 1: Lý, Hóa, Toán
- Tổ hợp 2: Lý, Anh, Toán
- Tổ hợp 3: Lý, Sinh, Toán
- Tổ hợp 4: Sinh, Hóa, Toán
Phương thức 2: Xét điểm học bạ
Thí sinh chỉ cần đạt một trong các điều kiện bên dưới:
- Đạt từ 30 trở lên với tổng điểm trung bình (ĐTB) 5 học kỳ gồm: ĐTB học kỳ 1 lớp 10 + ĐTB học kỳ 2 lớp 10 + ĐTB học kỳ 1 lớp 11 + ĐTB học kỳ 2 lớp 11 + ĐTB học kỳ 1 lớp 12.
- Đạt từ 18 trở lên với tổng ĐTB 1 học kỳ lớp 10+ ĐTB 1 học kỳ lớp 11+ ĐTB 1 học kỳ lớp 12.
- Đạt từ 6.0 điểm trở lên với điểm Trung bình cả năm của lớp 12.
- Đạt từ 18 điểm trở lên đối với điểm tổ hợp các môn xét tuyển lớp 12.
Phương thức 3: Xét điểm bài thi của kỳ thi Đánh giá năng lực
Thí sinh xét tuyển vào hai chuyên ngành Vật lý Y khoa và Kỹ thuật Y sinh của ngành Vật lý Y sinh – NTTU theo kết quả bài thi kiểm tra đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP. HCM.
Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng.
NTTU sẽ xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển những thí sinh đã đạt giải cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Kỳ thi tay nghề Asean và quốc tế, các thí sinh người nước ngoài theo diện cử tuyển hoặc đủ điều kiện học tập.
Vật lý y sinh – NTTU là nơi bạn có thể vừa thỏa niềm đam mê học tập trong môi trường Đại học chuyên nghiệp, ứng dụng các môn khoa học vào y học, vừa có thể làm việc trong lĩnh vực y tế sau khi ra trường.
Tham gia ngôi nhà chung Vật lý Y sinh – NTTU ngay hôm nay các bạn nhé!