Y học hạt nhân (YHHN) đã có những bước tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu mới trong chẩn đoán, điều trị bệnh nói chung, đặc biệt là trong bệnh ung thư.
Y học hạt nhân được ứng dụng ngày càng phổ biến trong chẩn đoán, điều trị nhiều loại bệnh, nhất là bệnh ung thư. Phương pháp này nổi bật với ưu điểm có sự an toàn, chính xác cao và mang đến hiệu quả điều trị tuyệt vời cho người bệnh. Trong đó, các nhà Vật lý Y khoa giữ vai trò quan trọng đối với việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học. Đồng thời họ cũng có đóng góp quan trọng đối với việc nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật mới.
1. Y học hạt nhân là gì?
Y học hạt nhân (Nuclear Medicine) sử dụng đồng vị phóng xạ, hay dược chất phóng xạ thông qua đường tiêm hoặc uống đưa vào cơ thể bệnh nhân. Mục đích chính nhằm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các căn bệnh khu trú ở khu vực bị thương tổn mà hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đến các bộ phận, cơ quan khác của cơ thể.
Y học hạt nhân được ứng dụng chủ yếu trong nghiên cứu, quản lý, chẩn đoán và điều trị một số căn bệnh như ung thư tuyến giáp, cường giáp, đau xương, u lympho,…
YHHN còn được xem là “phương thức ghi hình sinh lý”, “endo radiology” hay “X-quang được thực hiện từ bên trong”. Bởi khi ứng dụng năng lượng hạt nhân, chúng ta có thể ghi lại bức xạ phát ra từ bên trong cơ thể, không phải những bức xạ tạo ra từ những nguồn bên ngoài.
Các dược chất phóng xạ sẽ được hấp thụ vào các tạng, mô để ghi hình đã tập trung vào đó theo những cơ chế hoạt động chức năng, có thể đem đến giá trị chẩn đoán sớm.
Các kỹ thuật sử dụng dược chất phóng xạ, ghi hình chẩn đoán y học hạt nhân như PET (Chụp cắt lớp phát xạ positron), SPECT (Chụp cắt lớp phát xạ đơn photon), hệ liên kết PET/CT và SPECT/PET là nhu cầu cấp thiết đối với các cơ sở y tế lâm sàng hiện đại.
2. Mối liên hệ giữa Vật lý Y khoa và Y học hạt nhân
Ngành Vật lý y khoa áp dụng những kiến thức vật lý vào sinh học và y học nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong đó, ba lĩnh vực gồm chẩn đoán hình ảnh, y học hạt nhân và kỹ thuật xạ trị là những lĩnh vực chính mà Vật lý Y khoa hiện đang tập trung chủ yếu.
Vào ngày 09/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 142/2020/NĐ-CP, quy định về hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử và việc tiến hành công việc bức xạ. Theo đó, nguồn nhân lực Vật lý Y khoa là điều kiện tiên quyết để các công việc liên quan đến y học hạt nhân, xạ trị được cấp phép hoạt động.
Điều này khẳng định hơn nữa, đề cao đúng mức vai trò của các nhà Vật lý Y khoa đã được pháp luật thừa nhận trong với việc nâng cao chất lượng điều trị, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, nhân viên trong y học bức xạ, YHHN.
3. Chẩn đoán và điều trị bằng y học hạt nhân có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
Khi các kỹ thuật YHHN được sử dụng đúng, sẽ không có bất kỳ nguy hiểm nào đến sức khỏe người bệnh, nhân viên y tế,… Điều này đồng nghĩa với việc các Nhà Vật lý Y khoa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc vận hành trang thiết bị, ứng dụng đúng các kỹ thuật YHHN, đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Ngoài ra, những phản ứng dị ứng ở thuốc liên quan đến phóng xạ thấp hơn rất nhiều so với những loại thuốc thông thường.
4. Các bệnh viện đang có khoa y học hạt nhân hàng đầu Việt Nam hiện nay
Hiện nay, khoa y học hạt nhân bệnh viện Ung Bướu TPHCM, bệnh viện Chợ Rẫy,… được xem là những nơi ứng dụng YHHN hàng đầu trong chẩn đoán, điều trị bệnh.
Sinh viên ngành Vật lý Y khoa – Đại học Nguyễn Tất Thành sẽ được thực hành tại khoa y học hạt nhân bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, các sinh viên sẽ được “thực học”, “thực hành” trên các thiết bị hình ảnh, ghi đo hiện đại bậc nhất trong YHHN.
YHHN mở ra cánh cửa mới giúp khám phá thế giới đầy phức tạp bên trong cơ thể con người. Nó có thể thay thế nhiều kỹ thuật phẫu thuật thăm dò trước đây.
Bên cạnh bệnh viện Ung Bướu và bệnh viện Chợ Rẫy, khoa y học hạt nhân bệnh viện đại học Y Dược, khoa y học hạt nhân bệnh viện Bạch Mai, hay viện y học hạt nhân và u bướu Quân Đội,… cũng được đánh giá cao về các dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh có ứng dụng YHHN.
Những đột phá trong công nghệ hình ảnh, ứng dụng y học hạt nhân ngày nay đã giúp việc chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả, nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ứng dụng y học hạt nhân, xạ trị,… là nhu cầu cấp thiết với những cơ sở y tế lâm sàng hiện đại. Kéo theo đó, nhu cầu nguồn nhân lực Vật lý Y khoa cũng vô cùng lớn, tạo cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho các nhà Vật lý Y khoa.
Đại học Nguyễn Tất Thành là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép đào tạo đại học hệ chính quy ngành Vật lý Y khoa. Các bạn thí sinh có đam mê vật lý, mong muốn làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể liên hệ tổng đài của trường: 1900 2039 để được tư vấn cụ thể hơn.